Một ca thẩm mỹ Mũi có thành công hay không 50% phụ thuộc vào giai đoạn chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, bạn đã biết được sau Nâng mũi nên thực hiện những gì để đạt kết quả tốt đẹp nhất. Và “Sau khi nâng mũi nên ăn gì?” chính là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng Trang làm đẹp tìm hiểu chi tiết về vấn đề này bạn nhé!
Mục Lục Bài Viết
Những triệu chứng sau nâng mũi
Đầu tiên ta nên tìm hiểu những trạng thái, triệu chứng xuất hiện trên cơ thể. Đặc biệt là vết thương đang còn ở trên mũi. Hầu hết sau nâng mũi sẽ xuất hiện những triệu chứng sau trong vòng 1 tuần trở lại. Lúc này bạn mới có những câu hỏi như là “sau khi nâng mũi nên ăn gì?” Nếu những triệu chứng bạn gặp phải ở các trường hợp dưới đây thì hết sức bình thường, nên bạn không cần phải quá lo lắng:
1. Sống mũi và quầng mắt dưới bị bầm tím
Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã đưa sụn vào bằng cách rạch 1 đường giữa 2 lỗ mũi. Hoặc do can thiệp vào các phần khác như vách ngăn, đầu mũi, cánh mũi…
2. Cảm giác mũi đau nhức, nặng nề
Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ nhưng khi thuốc tê bắt đầu tan cảm giác đau và nặng bắt đầu xuất hiện khiến chúng ta khó chịu.
3. Đầu và sống mũi sưng to
Đây là điểm chung của tất cả các bộ phận sau khi phẫu thuật, không chỉ riêng mũi. Một khi đã có can thiệp dao kéo, cơ thể sẽ bị sưng đôi chút, đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Sau khoảng 15 ngày, mũi sẽ thon gọn và theo dáng đúng như lúc bác sĩ đã căn chỉnh trong lúc phẫu thuật.
4. Mũi tiết dịch
Chỉ cần dùng giấy sạch thấm hết dịch hoặc có thể đến cơ sở thẩm mỹ để các bác sĩ hút sạch phần dịch mũi đó.
5. Khó thở, nghẹt mũi
Lý do là miếng bông để thấm dịch tạo nên. Sau phẫu thuật từ 4 -5 tiếng đầu nên thở bằng miệng là tốt nhất.
Sau khi nâng mũi nên ăn những gì? Cách chăm sóc sức khỏe như thế nào
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn, dáng mũi nhanh đẹp, giảm viêm nhiễm… Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ là tác nhân ảnh hưởng tới quá trình ổn định dáng mũi và tăng các nguy cơ biến chứng sau nâng mũi.
Các thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi
Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình và những món nên tránh để sức khỏe và vết thương của mình nhanh lành.
1. Thực phẩm giàu Calo – Protein:
Điển hình như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, cá nước ngọt, phô mai, sữa, trứng… Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả cho vết thương nhanh lành hơn.
2. Thực phẩm giàu vitamin A:
Trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật…rất giàu Vitamin A giúp làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo nhanh chóng, cho vết thương nhanh lành và thẩm mỹ hơn.
3. Uống nhiều nước:
Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước hằng ngày sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt nên bổ sung thêm các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ….
Lưu ý:
Thịt gà, thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu protein và vitamin A rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên với những trường hợp bị dị ứng thịt gà có thể gây sưng viêm khiến vết thương lâu lành. Không chỉ quan tâm đến sau khi nâng mũi nên ăn gì để có kết quả tốt nhất sau khi nâng mũi, bạn cũng phải lưu ý những thức ăn nên kiêng để tránh những biến chứng không đáng có.
Thức ăn cứng
Vì khó nhai, khó tiêu hoá. Người vừa phẫu thuật nâng mũi nếu gặp tình trạng khó tiêu sẽ thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến vết thương. Vì vậy, lời khuyên sau nâng mũi nên ăn những thức ăn lỏng dễ hấp thụ, có lợi cho tiêu hóa.
Thức ăn gây sẹo lồi, gây thâm vết thương
Rau muống, thịt gà, trứng và thịt bò là những thức ăn nên tránh xa sau Nâng mũi. Khi bạn ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho vùng da phẫu thuật sẽ có màu trắng hơn xung quanh, làm cho da không đều màu, mất thẩm mỹ. Riêng thịt bò nó sẽ khiến cho vết thương bị tối màu lại, dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm.
Thực phẩm gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành
Hải sản và nếp. Nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ. Hải sản sẽ khiến vết thương bị ngứa ngáy. Ngoài ra, cần lưu ý đến các thực phẩm như: nhộng tằm, cá biển và các loại hạt.
Chất kích thích, thực phẩm lên men
Không nên ăn những thức ăn nhiều gia vị, chua, cay, nóng vì gây nhiệt miệng và không tốt cho sức khỏe, khiến vết thương đau và khó lành. Những thực phẩm lên men như dưa, giá,…hoặc các nước uống có gas, cà phê,..
Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
– Thức ăn nhanh, dầu mỡ, bơ, sữa nguyên kem,… không tốt cho hệ tiêu hóa và gây khó tiêu, ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.
– Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.
– Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
– Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.
– Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần.
Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm khác như
Các loại quả mọng: nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi,… tốt cho sự tiến triển của da non, làm liền sẹo. Rau củ quả: giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây…
Chất béo từ hạt, dầu, cá: giúp nâng cấp khả năng hấp thu vitamin, tăng miễn dịch, giảm nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả. Vitamin E: có tìm thấy trong dầu ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo.
Rau có màu xanh đậm: có chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K cần cho quá trình đông máu. Các loại rau cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá… Men vi sinh: Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi trùng. Các loại ngũ cốc: lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa và gạo hoang.
Những lưu ý sau khi nâng mũi
Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi phụ thuộc từng cơ địa cũng như chế độ chăm sóc hậu phẫu. Do vậy mọi người nên chú ý dành thời gian chăm sóc, để nâng mũi một lần đẹp ngay, không phải mất thời gian, công sức, tiền bạc để sửa đi sửa lại nhiều lần.
Chăm sóc cơ thể mình theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Thông thường sau mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn dặn về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình hậu phẫu.
1. Đơn thuốc
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cùng thời gian uống thuốc. Do đó, bạn nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ để giúp giảm đau hiệu quả, vết thương mau lành.
2. Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ
Thời gian tháo nạp thông thường từ 4 – 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 – 10 ngày tùy thuộc vào tiến độ lành thương cũng như tùy cơ sở thẩm mỹ.
3. Thời gian tái khám
Tái khám thường xuyên sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương; quá trình ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng
Lời kết
Như vậy, ở bài viết này, Tranglamdep.net đã chia sẻ đến với các bạn các bí quyết, kinh nghiệm cách chăm sóc sau khi nâng mũi nên ăn những gì và những điều cần lưu ý … Mong rằng, với bài viết này, chúng tôi đã phần nào giúp bạn tránh gặp phải những khó khăn trong những ngày đầu sau khi nâng mũi. Cảm ơn đã lắng nghe những chia sẻ của chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại comment phía dưới bài viết để được hỗ trợ bạn nhé.
Trang Làm Đẹp là kênh thông tin chia sẻ kiến thức, thông tin, bí quyết về làm đẹp uy tín tại Việt Nam. Đội ngũ của chúng tôi không ngừng nỗ lực mang đến những thông tin góc nhìn mới có tính chính xác, xác thực. Góp phần tạo nên một cộng đồng chia sẻ thông tin hữu ích cho người Việt.
Để lại một bình luận