Vải Hemp là gì? Là một trong những loại vải cao cấp có nguồn gốc từ nhiên nhiên, được làm từ thân cây gai dầu hay còn gọi là cây sativa Cannabis, nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là cần sa có đặc tính gây ảnh hưởng cho thần kinh của con người.

Vậy xuất xứ của cây gai dầu có giống như mọi người vẫn nghĩ hay không? Mời các độc giả cùng Trang Làm Đẹp tìm hiểu vải Hemp để biết nhiều hơn về nguồn gốc và những điều thú vị từ loại cây này. Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Vải Hemp là gì?

Vải Hemp, hay còn được gọi là vải lanh, là một loại vải tự nhiên. Được sản xuất từ sợi cây lanh (Hemp), một loại cây thuộc họ Cannabaceae. Được biết đến với nguồn gốc lâu dài và sự bền bỉ. Vải Hemp không chỉ là một sự lựa chọn thân thiện với môi trường. Mà còn là biểu tượng của sự tiến bộ trong ngành công nghiệp thời trang bền vững.

Vải Hemp là gì?

Cây lanh, hay Hemp, có nguồn gốc từ khu vực Trung Á và Nam Á. Và đã được người dân sử dụng từ hàng ngàn năm trước đây. Sợi của cây lanh không chỉ mạnh mẽ mà còn mềm mại. Tạo nên vải có độ thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, làm cho nó trở thành. Một nguyên liệu lý tưởng cho quần áo và sản phẩm thời trang.

Thông tin về loại vải Hemp

– Tên vải: Hemp

– Vải còn được gọi là: Cây gai dầu công nghiệp

– Thành phần vải: Sợi từ thân của sativa Cannabis

– Các biến thể số lượng sợi vải có thể: 250-300

– Độ thoáng của vải: Rất thoáng khí

Thông tin về loại vải Hemp

– Khả năng hút ẩm: Cao

– Khả năng giữ nhiệt: Thấp

– Khả năng co giãn: Trung bình

– Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Châu Á và Trung Đông

– Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc

– Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Ấm áp

– Thường được sử dụng trong: Áo phông, váy, áo hoodie, đồ lót, tất. Các loại quần áo khác và hàng dệt gia dụng.

Nguồn gốc vải hemp là gì?

Vải hemp được sản xuất từ sợi của cây gai dầu. Cây gai dầu là loại thực vật rất dễ trồng, có thể phát triển. Lên đến độ cao 4 mét mà không cần sử dụng hóa chất hay thuốc diệt cỏ. Giúp kiểm soát sự sói mòn đất và sản sinh khí oxy. Cây gai dầu ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất. Sợi dệt vải bằng cách lấy sợi từ vỏ cây gai dầu. Tuy nhiên, cây gai dầu lại bị hạn chế trồng tại một số quốc gia. Nơi loại cây này bị nhầm với cây cần sa.

Nguồn gốc vải hemp là gì?

– Thời gian trồng cây gai dầu mất khoảng 100 ngày. Sản lượng của cây gai dầu trung là khoản 650kg sợi gai dầu trên mỗi ha, nếu trồng trong điều kiện tối ưu. Có thể cho năng xuất trên 2 tấn sợi gai dầu trên mỗi ha. Sợi của cây gai dầu rất bền chắc, bền gấp 8 lần sợi bông. Trước đây người ta còn dùng sợi cây gai dầu để bện thành dây thừng cột buồn cho hải quân.

– Sợi gai dầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm dây thừng, vải và giấy. Sợi gai dài có thể được kéo ra và dệt để tạo ra loại vải lanh. Giống như vải lanh được sử dụng trong quần áo, vải dệt trang trí nội thất và thảm trải sàn.

– Sợi gai dầu pha trộn với bông, lanh, lụa và len. Mang lại cảm giác mềm mại hơn, đồng thời tăng thêm độ bền cho sản phẩm.

– Ở châu Âu, sợi gai dầu được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp giấy. Ngoài ra, sợi gai dầu cũng được sử dụng. Để làm nhựa nhiệt dẻo đúc trong ngành công nghiệp ô tô.

Quy trình sản xuất vải Hemp

1. Thu hoạch cây gai dầu

Cây gai dầu được phát triển tốt trong thời tiết ôn hoà, mát mẻ, độ ẩm cao. Cây gai dầu thường được thu hoạch vào giữa tháng 8 hàng năm. Thời gian để cây tăng trưởng tốt khoảng 4 tháng. Thu hoạch cây gai dầu phải đúng thời điểm, nếu sớm quá. Thì vỏ không đủ dai, còn nếu muốn quá thì vỏ lại bị dày và khó quay thành sợi.

2. Tách sợi Hemp

Quy trình sản xuất vải Hemp

Những cây gai dầu sau khi thu hoạch sẽ được đóng thành kiện và đem đi phơi khô. Sau khoảng 20 ngày, cây sẽ được đem ra tách vỏ. Vỏ được tách chiếm khoảng 2/3 thân cây tính từ rễ lên. Vỏ sẽ được bóc từ ngọn xuống góc cho đến khi lõi lỗ ra. Phần rễ vừa tách đem đi giã để làm sạch phần lõi. Sau khi giã các sợi vỏ thân cây đã mềm hơn, co rút xoắn lại với nhau.

3. Quay sợi

Các sợi gai dầu sẽ được quấn lại với nhau rồi đem đi quay sợi. Đặt các vỏ cây liên tiếp với nhau, tước nhẹ đầu mỗi sợi gai để chúng nối lại với nhau. Các sợi sau khi được nối lại với nhau sẽ được đem lên guồng kéo sợi. Guồng kéo sợi này sẽ giúp các sợi gai dầu được xe thành một. Bước tiếp theo sẽ được căng lên làm khung quay để xử lý.

4. Hoàn thiện

Bước tiếp theo các sợi dài sẽ được đem đi dệt, chiều rộng thực của mảnh vải. Thường là khoảng 20 đến 30 cm. Ghim các sợi dọc cố định sau đó dùng con thoi để luồn các sợi ngang vào. Tấm vải sẽ được đem đi nhuộm để hoàn thiện thành phẩm.

Tính chất của vải Hemp

Các sản phẩm may từ vải hemp rất hiếm trên thị trường và giá thành cao, chỉ phù hợp. Để sử dụng may đồ thời trang cao cấp. Vải Hemp rất dài và bền chắc được dệt từ sợi gai dầu. Trong đó có khoảng 70% cellulose và chứa hàm lượng lignin thấp tầm khoảng 8 – 10% ). Đường kính sợi dao động từ 15 – 60 micro mét. Với độ bền cao như thế này, vải hemp rất được ưa chuộng. Vì có thể sử dụng lâu dài mà không cần thay thế. Theo ước tính vải hemp có độ bền cao gấp 3 lần cotton.

Tính chất của vải Hemp

Vải Hemp được làm từ tthiên nhiên 100% nên có khả năng tự phân hủy tốt. Ngoài ra khi trồng cây gai dầu cũng không sử dụng thuốc tăng trưởng. Nên không ảnh hưởng đến môi trường. Hơn thế nữa đây là loại cây trồng có năng suất cao. Phát triển nhanh mà không cần phải tưới tiêu ( ít hơn 50% cotton ) . Chính vì đặc tính này mà chúng là một lựa chọn hấp dẫn và sạch cho các nhà thiết kế. Những lợi ích khác của cây gai dầu. Như có sức chịu đựng cao và độ bền lâu hơn cotton khoảng 8 lần

Ứng dụng của vải Hemp

Vải Hemp đang ngày càng trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng. Và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau do những đặc tính tích cực của nó. Dưới đây là một số ứng dụng chính của vải Hemp:

1. Trong ngành thời trang

Trong ngành thời trang

Vải gai dầu luôn được coi trọng trong ngành công nghiệp may mặc từ xa xưa đến nay. Điều này là do những lợi thế nổi bật mà chất liệu này mang lại. Giúp các sản phẩm thời trang phát huy tối đa công dụng của chúng khi được sử dụng. Đáng chú ý nhất là trong trường hợp của áo phông. Chúng vẫn giữ được vẻ mới mẻ, không bị nhăn. Lệch dáng hoặc co rút kể cả sau nhiều lần giặt. Các loại trang phục được làm từ vải Hemp bao gồm:

2. Trong trang trí nội thất

Không chỉ được sử dụng trong việc may mặc, vải Hemp còn được ứng dụng. Để tạo ra các sản phẩm trang trí nội thất. Nhờ có những đặc tính như khả năng chống ẩm mốc và độ bền cao. Vải Hemp đã trở nên phổ biến trong việc trang hoàng không gian sống:

3. Khăn trải bàn

– Vải bọc đồ đạc

– Khăn lau vệ sinh

– Ga giường

– Vỏ chăn

– Vỏ gối

4. May phụ kiện

Ngoài ra vải Hemp còn được dùng để may giày, dép, mũ và các loại phụ kiện khác.

Ưu điểm của vải Hemp

– Thân thiện với làn da: Được dệt từ các sợi thân cây gai dầu nên vải Hemp. Dường như không làm làn da bạn bị tổn thương. Rất thích hợp dùng cho các loại da nhạy cảm.

– Đồ bền cao: Sợi thân cây gai dầu chứa 70% cellulose. Và chứa hàm lượng lignin thấp nên vải có độ bền cực cao. Được sử dụng để làm các vật chắn gió hay dùng để may áo khoác. Với độ bền cao như thế này, vải Hemp rất được ưa chuộng. Vì có thể sử dụng được lâu dài mà không cần thay thế. Theo ước tính vải có độ bền gấp 3 lần vải cotton

Trong ngành thời trang

– Không gây ô nhiễm môi trường: Vải Hemp được làm từ thiên nhiên 100%. Nên có khả năng tự phân huỷ tốt. Ngoài ra khi trồng cây gai dầu, cũng không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng. Nên không làm ảnh hưởng đến đất đai và bầu không khí nô

– Độ thoáng khí cao: Với ưu điểm này, vải Hemp giúp người sử dụng cảm thấy rất thoải mái. Dễ chịu và mát mẻ.

– Dễ nhuộm: Vải Hemp rất dễ bám màu nhuộm, giúp cho các sản phẩm. Được đa dạng hoá về màu sắc.
Có khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn.

2. Nhược điểm

– Giá thành cao: Chất lượng luôn đi kèm với giá cả. Vải Hemp có giá thành cao và được cho là một trong những loại vải cao cấp.

– Co giãn kém: Vải có độ co giãn thấp nên khi may các loại áo quần nên cẩn thận. Hơn trong kích thước.

– Nếu lỡ may sát quá thì sẽ khó khăn trong việc di chuyển.

– Lâu khô: Vải Hemp có độ hút ẩm cao, vì vậy mỗi lần giặt, vải phải được phơi những nơi có nắng để vải có thể nhanh khô hơn.

– Bề mặt vải khá thô, xù lông: Do cấu tạo từ sợi cây tự nhiên không dùng hóa chất. Nên vải gai dầu khá thô và xù lông, có những sợi vải li ti trên bề mặt khi dùng cho may túi xách.

Cách bảo quản vải Hemp

Vải gai dầu là một loại vải có độ bền cao, tuy nhiên cũng cần được bảo quản đúng cách. Để sản phẩm được bền đẹp và lâu dài. Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản vải gai dầu:

1. Giặt giũ

– Nhiệt độ nước giặt thích hợp cho vải gai dầu là khoảng 30 – 40 độ C. Không nên giặt vải gai dầu với nước nóng vì sẽ làm mất đi các tính chất vật lý của sợi gai dầu.

– Không nên giặt vải gai dầu bằng máy giặt, vì sẽ làm vải bị xù lông và mất dáng.

– Nên giặt vải gai dầu bằng tay với xà phòng trung tính hoặc bột giặt chuyên dụng cho vải gai dầu.

– Sau khi giặt, nên vắt vải nhẹ nhàng để tránh làm vải bị nhăn.

2. Phơi khô

– Vải gai dầu thường dày và có độ hút ẩm cao nên khi phơi. Nên chọn nơi có nắng nhẹ và gió để nhanh khô không gây ra mùi hôi khó chịu.

– Không nên phơi vải gai dầu dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu vì sẽ làm vải bị phai màu.

3. Bảo quản

– Sau khi phơi khô, nên cất giữ vải gai dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

– Không nên để vải gai dầu ở nơi ẩm ướt vì sẽ làm vải bị mốc và hư hỏng.

– Khi giặt vải gai dầu, bạn có thể cho thêm nước xả vải để giúp vải mềm hơn và thơm lâu hơn.

– Nếu vải gai dầu bị dính bẩn, bạn có thể giặt tay hoặc giặt máy với nhiệt độ nước thấp.

Một số lưu ý khi sử dụng vải Hemp

– Không giặt với nước nóng: Nhiệt độ khuyên dùng với vải Hemp khoảng 30 đến 40 độ C. Khi giặt với nước quá nóng sẽ làm mất đi các tính chất vật lý có trong sợi hepm

– Phơi những nơi thoáng mát: Vải Hemp thường dày có độ hút ẩm cao, nên khi phơi chọn nơi thoáng đãng, có gió và nắng nhẹ. Mục đích để vải nhanh ráo nước và không gây ra mùi hôi khó chịu.

– Sử dụng nước xả vải: Vải Hemp hơi thô nên giặt bạn có thể cho thêm nước xả vải. Một phần giúp sản phẩm được thơm lâu, một phần giúp cho sợi vải được mềm hơn.

Lời kết

Ngoài sử dụng trong may mặc, vải hemp còn có công dụng hữu ích giúp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày của chúng ta và được đánh giá là loại cao cấp nhất. Trang Làm Đẹp hy vọng qua bài viết trên sẽ truyền đạt được những thông tin hay và giúp bạn hiểu hơn về chất liệu tuyệt vời này.

Trang Làm Đẹp cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công nhé!

5/5 - (2 bình chọn)