Vải Ford là một loại vải công nghiệp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Được biết đến với độ bền và tính linh hoạt, vải Ford đã trở thành một nguyên liệu ưa thích trong ngành sản xuất và thiết kế.

Tuy nhiên, trước khi khám phá sâu hơn về ưu và nhược điểm, đặc tính. Cũng như ứng dụng của vải Ford, hãy cùng Trang Làm Đẹp tìm hiểu về nó là gì và những đặc điểm chính trong bài viết dưới đây nhé!

Vải ford là vải gì?

Vải ford

Vải Kate Ford hay còn được gọi là vải ford hay ka tê phóc là một trong những loại. Vải công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần của vải ford gồm sợi cotton và sợi nhân tạo PE. Sợi vải của vải ford đều là những sợi to. Nên khi dệt sẽ hiện rõ trên bề mặt, đường vân nhìn rất rõ. Và không bóng như các loại vải kate thông thường.

Chất liệu vải Ford rất bền, tuy dễ bị xù lông nhưng lại thấm mồ hôi tốt, chuẩn form. Vải không có quá nhiều loại màu nhưng vẫn đủ để bạn chọn lựa.

Nguồn gốc của vải Ford

Những sợi bông tự nhiên có nguồn gốc từ rất lâu trước kia. Các nhà khoa học đã tìm thấy được sợi bông có tuổi đời cực lâu tại Mexico, lên đến 7000 năm. Thậm chí người ta còn tìm được sự xuất hiện của sợi bông dệt. Ở các vùng thuộc Pakistan có niên đại từ hơn 3000 năm TCN.

Cho đến năm 1930, sợi PE hay Polyester được nghiên cứu thành công. Năm 1946, chúng được sản xuất hàng loại và ứng dụng nhiều trong ngành may mặc, thời trang. Cũng trong thời điểm này, poly đã gây ra những cơn sốt trong ngành vải khắp thế giới.

Vải kate Ford là cái tên xuất hiện không quá sớm. Năm 2005, với sự kết hợp của sợi cotton và PE. Với tỷ lệ 65% cotton và 35% Poly ford chính thức xuất hiện trên thị trường.

Quy trình sản xuất vải Ford

Để có được những mảnh vải Kate Ford, cần trải qua các bước làm như sau:

1. Kéo sợi

Thu hoạch sợi bông từ cây bông. Sau đó làm sạch, loại bỏ các tạp chất, đánh bông trước khi kéo thô. Những sợi cotton thô. Tương tự là sản xuất sợi poly. Phản ứng của dimethyl terephthalate. Và ethylene glycol trong nhiệt độ 150-200 độ C sẽ tạo ra Polyester nóng chảy. Sau khi khô thì sẽ được đem đi kéo sợi để tiếp tục quá trình dệt.

2. Dệt vải

Với tỷ lệ 65% cotton và 35% Poly, vải sau khi dệt sẽ được tẩy hồ và tẩy trắng. Công đoạn dệt sẽ được thực hiện bằng các máy móc hiện đại, tiên tiến.

3. Nhuộm và hoàn thiện

Bước cuối cùng là nhuộm vải. Đây là bước quan trọng, yêu cầu kinh nghiệm của xưởng rất nhiều. Vải nhuộm xong phải có màu giống như mẫu. Một số nơi sẽ ngâm trước vải trong chất phụ gia để thấm màu hơn khi nhuộm. Mỗi một lần nhuộm, họ sẽ giặt vải để loại bỏ hết các tạp chất rồi lại nhuộm lại. Cuối cùng là giặt xử lý để bề mặt vải được mềm và mịn. Tránh được trường hợp vải bị co rút hay bị phai màu khi sử dụng.

Ưu nhược điểm của vải kate ford

Ưu điểm

– Vải Ford dày, bền

– Khả năng thấm mồ hôi rất tốt

– Mặc mùa hè thoáng mát, không bị kích ứng.

– Đứng dáng, được dùng để may các loại trang phục văn phòng như áo sơ mi, quần âu hay các loại đầm…

Nhược điểm

– Bề mặt của vải dày nên hay bị xù lông, nhìn mất thẩm mỹ.

– Dễ nhăn, không bóng như các loại vải kate khác.

– Tuy nhiên có thể khắc phục nếu khi giặt bạn giũ phẳng đồ thì khô sẽ không bị nhăn nữa.

Ứng dụng của vải ford trong cuộc sống

Ứng dụng của vải ford trong cuộc sống

Bên cạnh dùng để may đồ công sở thì chất liệu này còn được dùng. Để may đồ bảo hộ lao động hoặc dùng. Để may đồng phục công nhân thực phẩm, các loại đồng phục y tế…

1. Trong ngành trang trí nội thất

Với ngành trang trí nội thất, vải ford cũng được ứng dụng khá nhiều. Ngoài chăn ga gối, những loại khăn trải bàn, rèm cửa… Thì nó còn được dùng để dệt thảm.

2. Làm các phụ kiện

Cuối cùng, chất liệu này cũng được dùng để may các loại đồ phụ kiện cực nhiều. Bạn có thể bắt gặp các loại balo vải Kate Ford, giày, túi xách…

Hướng dẫn cách bảo quản vải ford đơn giản

Với bất cứ một loại vải nào, để có thể dùng nó bền và tốt nhất. Các bạn đều nên lưu ý một số quy chuẩn hoặc mẹo như sau:

1. Khi giặt đồ vải Ford

– Nên hình thành thói quen phân loại đồ sắp giặt theo màu sắc. Chất liệu để giặt theo chế độ chuẩn nhất.

– Vải ford dày nên bạn có thể giặt bằng tay hoặc giặt bằng máy thoải mái. Không lo đồ của mình sẽ bị nhăn nhúm hay bị biến dáng, mất form.

– Không giặt bằng nước quá nóngKhông sử dùng chất tẩy quá mạnh

2. Khi phơi và bảo quản

– Phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

– Giũ phẳng quần áo trước khi phơi

– Không cất đồ ở những nơi ẩm thấp hoặc có côn trùng

– Có thể treo hoặc là đồ trước khi cất tủ

Quy trình sản xuất chất liệu vải Ford

Quy trình sản xuất vải Kate Ford trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể là kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải. Thông tin chi tiết về quy trình được kể đến gồm:

1. Công đoạn kéo sợi vải Ford

Sợi cotton tự nhiên sau khi thu hoạch được loại bỏ đất, bụi bẩn. Nó tiếp tục được các công nhân loại bỏ tạp chất và đánh tung trước khi kéo thô. Sợi cotton thô được kéo thành sợi hoàn chỉnh và tạo màng hồ để sợi bền chắc, bóng bẩy.

Sợi Polyester được tạo ra từ phản ứng giữa dimethyl terephthalate và ethylene glycol. Nó được xúc tác ở nhiệt độ từ 150-200 độ C để tạo thành Polyester nóng chảy. Sau khi làm khô, Polyester được kéo thành sợi nhỏ để sẵn sàng quá trình dệt. Tùy thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất mà sợi Polyester được kéo giãn với độ dày mỏng khác nhau. Từ đó, nó cũng quyết định tạo nên độ mềm, cứng của vải Kate Ford

2. Công đoạn dệt vải Ford

Quá trình dệt vải được thực hiện bằng máy móc hiện đại. Do đó, nó luôn đảm bảo tỷ lệ hai loại sợi thành phần tương ứng 65% Cotton và 35% Polyester. Vải Kate Ford được dệt xong sẽ được loại bỏ hồ. Sau đó, nó được đưa đi tẩy trắng trước khi bước vào quá trình nhuộm màu.

3. Công đoạn nhuộm và hoàn thiện vải Ford

Nhuộm là bước quyết định thành bại khi sản xuất vải Kate Ford. Quy trình này được yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Người thực hiện phải có kinh nghiệm nếu không cả mẻ vải sẽ hỏng. Màu sắc vải sẽ không đạt được độ chuẩn và tươi nhất định theo yêu cầu.

– Vải trước khi được nhuộm sẽ được xử lý qua dung dịch phụ gia. Công đoạn này nhằm làm tăng khả năng bám màu của vải để màu lên đẹp hơn.

– Sau đó, người ta lại đem vải xử lý qua thuốc nhuộm màu tổng hợp và phụ gia nhiều lần.

– Sau mỗi lần nhuộm, vải được đem giặt sạch để loại bỏ tạp chất, chất bẩn rồi mới nhuộm lại. Ngoài ra, công đoạn giặt vải giúp về mặt vải kate mềm mịn. Chống tình trạng co rút và phai màu trong quá trình sử dụng.

Ứng dụng vải Ford trong may áo sơ mi nam đồng phục

Như đã nói ở trên, áo đồng phục sơ mi là ứng dụng nổi trội nhất của vải Kate Ford. Hầu hết các cơ quan, đoàn thể nếu có nhu cầu may áo sơ mi công sở thì đều ưu tiên lựa chọn loại vải này. Nguyên nhân là nó có giá thành vừa phải.

Giá của nó không quá rẻ nhưng cũng không quá đắt nên phù hợp với đơn vị. Ngoài ra, vải cũng có nhiều đặc tính thích hợp để dùng may áo sơ mi. Đó là độ giữ form tốt, ít nhăn, màu sắc nhã nhặn. Việc may sơ mi đồng phục bằng vải Ford không tốn quá nhiều chi phí. Nhưng cơ bản vẫn giữ được giá trị thương hiệu và sự thanh lịch, sang trọng của trang phục.

1. Form may áo sơ mi đồng phục từ vải Ford

Việc lựa chọn dáng và size để may áo sơ mi đồng phục là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu bạn lựa chọn một chiếc áo sơ mi có form không phù hợp. Sẽ làm mất đi sự thoải mái khi mặc. Tùy theo vóc dáng của nhân viên mà có thể lựa chọn những form áo khác nhau. Về cơ bản có ba loại kiểu form áo sơ mi: form body, form rộng, form tiêu chuẩn.

2. Đồng phục từ vải Ford form ôm sát

Áo sơ mi vải Kate Ford form body này có thiết kế ôm ở phần eo, ngực và tay áo. Ưu điểm của thiết kế này là khoe được những vẻ đẹp hình thể của nhân viên . Tuy nhiên, mẫu áo đồng phục này khá kén người mặc. Vì vậy các đơn vị cần lấy số đo nhân viên thật kỹ để tránh trường hợp áo không vừa.

3. Đồng phục từ vải Ford form tiêu chuẩn

Áo sơ mi đồng phục từ vải Kate có thiết kế ôm ở eo và tay áo. Nhưng kiểu áo này được thiết kế không ôm quá sát hay quá rộng. Nó chỉ tạo độ ôm vừa đủ, cân đối cho người mặc. Đây là dáng áo được phổ biến và chuẩn nhất hiện nay. Bởi nó mang lại cảm giác thoải mái khi làm việc. Nhưng vẫn đảm bảo là một mẫu áo thời trang, lịch sự cho chốn công sở.

4. Đồng phục từ vải Ford form rộng

Sơ mi dáng rộng hay còn được gọi là form áo cổ điển. Áo sơ mi đồng phục này có thiết kế không ôm dáng. Nó được may với form khá rộng so với thân hình của người mặc. Đối với những người có khổ người hơi đậm và to béo thì sơ mi dáng rộng là lựa chọn phù hợp. Bởi form dáng này vừa giúp che khuyết điểm trên cơ thể.

Vải ford có tốt không?

Vải ford có tốt không

Tốt. Thành phần an toàn, nhiều ưu điểm cùng sự thoải mái khi mặc. Không có lý do gì bạn tử chối một chiếc áo hay quần vải ford cả.

Chất vải ford là gì?

Vải ford là một loại của vải kate. Thành phần gồm 65% cotton và 35% Poly.

Vải ford giá bao nhiêu?

Vải Kate Ford cũng không hề đắt. Tuỳ thuộc vào số lượng mua nhiều hay ít, mua sỉ. Hay mua lẻ mà sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên sẽ dao động trong khoảng từ 52.000 – 54.000 vnđ/m (khổ 1m5).

Mua Vải ford ở đâu rẻ?

Các bạn có thể mua lựa vải ở các chợ bán vải truyền thống. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, số lượng mà quyết định chọn mua ở đâu. Ngoài ra các bạn có thể chọn mua ở những sàn thương mại điện tử hoặc những trang mạng xã hội khác.

Vải ford có thấm mồ hôi không?

Với 65% thành phần là cotton nên vải Ford có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Tuy không được mạnh bằng cotton 100% nhưng tỷ lệ này vẫn được đánh giá cao trong thị trường thời trang.

Lời kết

Hi vọng những chia sẻ về vải ford mà Trang Làm Đẹp tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về chất liệu này. Vải Ford có nhiều ưu điểm và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Nếu bạn đang muốn mua trang phục vải ford thì có thể hoàn toàn yên tâm.

5/5 - (1 bình chọn)