Biếng ăn ở trẻ là vấn đề khiến ba mẹ khá đau đầu trong quãng thời gian đầu chăm bé ở giai đoạn đầu đời. Các sản phẩm vi chất cho bé chứa kẽm được đánh giá là có tác dụng giải quyết chứng biếng ăn ở trẻ khá tốt. Vậy thực hư thì kẽm có tốt thật hay không và tốt như thế nào? Cùng đánh giá thông qua nội dung trong bài viết dưới đây nhé ba mẹ!

Tổng quan về biếng ăn ở trẻ em

1. Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ

Ở một số giai đoạn phát triển của trẻ em, không hẳn là vấn đề về bệnh lý, biếng ăn ở trẻ có xu hướng phát triển như một giai đoạn tất yếu. Mỗi một giai đoạn phát triển, sẽ có một giai đoạn biếng ăn nhất định mà ba mẹ sẽ bắt gặp ở trẻ.

Những giai đoạn này ở trẻ có thể được phân loại thành các dạng biếng ăn phân theo nguyên nhân. Cụ thể:

– Biếng ăn tâm lý: Là kiểu biếng ăn ở trẻ diễn ra khi bé đang phát triển mạnh, thích thú với thế giới xung quanh mà bỏ qua các yếu tố khác, trong đó có việc ăn uống. Hoặc cũng có những bé thích thể hiện bản thân bằng cách không nghe theo ba mẹ trong bữa ăn, từ đó gây ra biếng ăn.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

– Biếng ăn sinh lý: Thay đổi về sinh lý học gây ra các xáo trộn trong đồng hồ sinh học của bé. Chẳng hạn như thời gian đầu đi nhà trẻ, bắt đầu mọc răng,.. sự bỡ ngỡ khiến trẻ sẽ bị biếng ăn trong thời gian đầu.

– Biếng ăn bệnh lý: Ngoài ra, với thể chất yếu, bệnh lý rất dễ khiến trẻ em khó chịu và bỏ ăn, lâu dần thành biếng ăn.

2. Biểu hiện biếng ăn phổ biến

Lười ăn hoặc biếng ăn ở trẻ em không phải là dấu hiệu khó nhận biết. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ không chú ý có thể bị nhầm lẫn giữa việc chán ăn trong bất chợt hoặc thường xuyên ở trẻ em.

Một số dấu hiệu biếng ăn ở trẻ em phổ biến cho thấy ba mẹ cần can thiệp có thể kể đến như:

  • Chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định
  • Cân nặng sụt giảm hoặc biến động bất thường

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ

  • Thường xuyên ăn lệch bữa, không đúng giờ
  • Ăn chậm, thời gian bữa ăn bị kéo dài
  • Quấy khóc hoặc mất tập trung trong bữa ăn

Kẽm và vai trò đối với sức khỏe ở trẻ em

Kẽm là một vi chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe toàn diện của con. Kẽm không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ quá trình phân chia tế bào và tổng hợp protein, giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Đặc biệt, kẽm còn giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn:

  • Cải thiện chức năng tiêu hóa: Kẽm giúp kích thích sản xuất enzym tiêu hóa, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và giảm thiểu tình trạng biếng ăn.

Vai trò của kẽm với sức khoẻ

  • Hỗ trợ chức năng não bộ: Kẽm có vai trò trong việc truyền dẫn thần kinh, giúp cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và sự tập trung ở trẻ em.
  • Chăm sóc làn da: Kẽm giúp làm lành vết thương, giảm nguy cơ viêm da và hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh ngoài da như chàm, viêm da dị ứng.
  • Cải thiện vị giác và khứu giác: Thiếu kẽm có thể làm suy giảm cảm giác về vị giác và khứu giác, dẫn đến biếng ăn. Bổ sung kẽm giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Có thể thấy, kẽm mang nhiều đặc tính quý giá và lợi ích đáng kể đối với sức khỏe và phát triển thể chất toàn diện của trẻ em. Trong đó, đối với tình trạng biếng ăn ở trẻ, kẽm rõ ràng cho thấy sự khác biệt về hiệu quả khi trực tiếp cải thiện vị giác và cảm giác thèm ăn đối với trẻ em.

Hướng dẫn ba mẹ bổ sung kẽm cho bé đúng cách

Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn làm sao cho hiệu quả cũng là một khía cạnh mà các phụ huynh nên tham khảo. Từ liều lượng cho đến lựa chọn nguồn bổ sung, thời điểm bổ sung,… tối ưu được  toàn bộ thì quá trình bổ sung vi chất kẽm cho bé sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất.

Thực phẩm giàu kẽm

Đầu tiên, phụ huynh nên lựa chọn bổ sung kẽm bằng các thực phẩm tự nhiên giàu kẽm như thịt đỏ (bò, heo), hải sản (hàu, tôm), các loại hạt (hạt bí, hạt điều), và các sản phẩm từ sữa. Đối với trẻ em, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm dạng siro hoặc kẽm dạng xịt. Mỗi dạng sản phẩm đều có liều lượng khuyến cáo được in trên bao bì, ba mẹ chỉ cần để ý là có thể bổ sung cho bé một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Kẽm cần được bổ sung cho bé đều đặn theo thời gian. Theo chuyên gia Nguyễn Thị Tuyên – Cố vấn dinh dưỡng tại Zenbkid liều lượng kẽm được khuyến cáo bổ sung cho trẻ em là 2-5 mg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi và 5-10 mg/ngày cho trẻ từ 4-8 tuổi. Việc bổ sung quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bé yêu như buồn nôn, tiêu chảy, và Đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các vi chất khác của bé như sắt nếu như bế cũng đang bổ sung vi chất này.

Cách dùng kẽm cho trẻ nhỏ

Kẽm chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên thường sẽ không có hướng dẫn chi tiết kèm theo bên ngoài như thuốc chữa bệnh. Vì vậy, ba mẹ nên đặc biệt tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc theo dõi chính xác liều lượng sử dụng hàng ngày của con để tránh gây ra các sai số không mong muốn trong quá trình sử dụng, bổ sung vi chất.

Bài viết gốc: 

https://zenbkid.vn/zenbkid-zinc-san-pham-kem-dang-xit-zinc-cho-be-hap-thu-tot-nhat-2024/

Câu hỏi thường gặp:

Kẽm có thực sự cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ không?

  • Có, kẽm cải thiện hoàn toàn tự nhiên bằng cách tăng cảm nhận vị giác ở trẻ.

Liều lượng kẽm an toàn cho trẻ là bao nhiêu?

  • 2-5 mg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi và 5-10 mg/ngày cho trẻ từ 4-8 tuổi.

Có những tác dụng phụ nào khi bổ sung kẽm cho trẻ không?

  • Buồn nôn, tiêu chảy là 2 tác dụng phụ của kẽm khi sử dụng kẽm quá liều.

Nên dùng kẽm ở dạng nào để đạt hiệu quả tốt nhất cho trẻ biếng ăn?

  • Mỗi dạng đều có ưu và nhược điểm riêng của mình, không có loại nào tốt nhất nhé ba mẹ.
5/5 - (3 bình chọn)